OTiV | Thuốc điều trị đau đầu, đau nửa đầu
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, khi bị đau đầu mạn tính hay đau đầu kinh niên, người bệnh sẽ phải sử dụng kết hợp khá nhiều loại thuốc. Trong đó, thuốc nhức đầu được phân thành hai loại chính là:
Thuốc đau đầu dự phòng: Loại thuốc này được bác sĩ kê toa và dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa đau đầu mạn tính.
Thuốc cắt giảm cơn đau: Loại thuốc này có thể không cần kê đơn, thường là các loại thuốc giảm đau đầu dùng để cắt giảm cơn đau ngay sau khi cơn đau bắt đầu.
Thông thường, tùy vào từng loại đau đầu mà các loại thuốc và liều lượng cũng khác nhau:
Thuốc dùng cho đau đầu do căng thẳng: Đau đầu khi căng thẳng là hiện tượng bệnh nhân bị đau do co thắt những cơ ở vùng mặt, cổ và đau đầu, dẫn đến đau đầu vùng trán, đau đầu 2 bên thái dương, đau nửa đầu phải. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể căng thẳng/ stress kéo dài, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, ngủ không đủ giấc làm những cơn đau ở vùng này trở nên căng cứng và gây ra cảm giác đau. Một số thuốc có thể dùng để giảm đau đầu do căng thẳng như:
- Paracetamol: Thuốc chỉ phát huy tốt hiệu quả khi mới phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn đau đầu. Tuy nhiên, thuốc không được dùng quá liều theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng.
- Các thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, naproxen: Hỗ trợ giảm đau nhanh bằng cơ chế ức chế sự sản xuất men gây đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây loét và kích ứng dạ dày nên cần dùng thuốc sau bữa ăn, còn người bị đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa không được dùng.
- Thuốc an thần: Dùng để kiểm soát tình trạng căng thẳng, lo lắng cho người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc an thần đôi khi chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn để giảm đau đầu do căng thẳng, hơn nữa nếu lạm dụng nhiều bạn có thể bị phụ thuộc vào thuốc.
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid: Như ibuprofen và naproxen giúp kiểm soát cơn đau đầu do căng thẳng từ nhẹ đến trung bình, thuốc này tuy không cần kê toa nhưng nếu muốn dùng liều cao cần có chỉ định từ bác sĩ.